1. Nền tảng kinh tế số bùng nổ
Sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và các công nghệ tiên tiến khác đang thúc đẩy sự bùng nổ của nền tảng kinh tế số. Các Startup tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, Fintech, giáo dục trực tuyến, y tế từ xa, v.v. đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Theo dự báo của Statista, thị trường thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt giá trị 8.1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Ngành Fintech dự kiến sẽ thu hút 220 tỷ USD đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn 2021-2025.
Tại Việt Nam, Momo đang là ví điện tử hàng đầu với hơn 30 triệu người dùng, cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, nạp tiền điện thoại và thanh toán hóa đơn.
2. Nền tảng cộng đồng và chia sẻ:
Kinh tế chia sẻ còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như: Kinh tế cộng tác (Collaborative Economy), kinh tế theo cầu (On-demand Economy), kinh tế nền tảng (Platform Economy), kinh tế truy cập (Access Economy), kinh tế dựa trên các ứng dụng di động (App Economy)2. Mặc dù với tên gọi khác nhau, song bản chất đều là kết nối để những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau, đem lại giá trị kinh tế cao, tác động không nhỏ đến người tiêu dùng, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số.
Xu hướng chia sẻ kinh tế và tiêu dùng thông minh đang thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng cộng đồng. Nhiều Startup hiện nay tập trung vào các lĩnh vực như cho thuê nhà ở, chia sẻ xe, mua sắm hàng thanh lý, v.v. đang thu hút sự quan tâm của người dùng. Dự kiến năm 2025, thị trường cho thuê nhà ở ngắn hạn toàn cầu dự kiến đạt giá trị 382 tỷ USD; ngành kinh tế chia sẻ dự kiến sẽ tạo ra 36 triệu việc làm trên toàn cầu. Một số dẫn chứng về những startup thành công với mô hình kinh tế sẻ chia bao gồm AirBnb - Nền tảng cho thuê nhà ở ngắn hạn lớn nhất thế giới, kết nối du khách với các chủ nhà trên toàn cầu; Grab - Ứng dụng gọi xe và vận chuyển hàng hóa, cung cấp dịch vụ di chuyển tiện lợi và tiết kiệm.
3. Nền tảng dữ liệu và phân tích:
Với lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra mỗi ngày, nhu cầu phân tích và khai thác dữ liệu để đưa ra quyết định sáng suốt ngày càng tăng. Các Startup tập trung vào các lĩnh vực như Big Data, AI, Machine Learning đang có tiềm năng phát triển to lớn. Thị trường Big Data toàn cầu dự kiến đạt giá trị 274 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó, ngành AI dự kiến sẽ tạo ra 15,7 triệu việc làm trên toàn cầu vào năm 2030.
4. Nền tảng bền vững và trách nhiệm xã hội:
Xu hướng tiêu dùng bền vững và trách nhiệm xã hội ngày càng được quan tâm, tạo cơ hội cho các Startup hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất thân thiện với môi trường, v.v. Thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến đạt giá trị 2,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Ngành công nghiệp thực phẩm hữu cơ dự kiến sẽ đạt giá trị 323 tỷ USD vào năm 2025. Với những con số khổng lồ đầy hứa hẹn, đây là một trong những xu hướng phát triển tiềm năng nhất. Tuy nhiên, xu hướng này đòi hỏi các Startup cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về sản phẩm, giải pháp, công nghệ.
Một số ví dụ các doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững:
- Tesla: Hãng xe điện hàng đầu thế giới, tiên phong trong việc phát triển xe điện và năng lượng tái tạo.
- Unilever: Tập đoàn đa quốc gia cam kết phát triển bền vững, cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường và trách nhiệm xã hội.